Lệ phí IELTS gồm những gì?

0
4065
Lệ phí IELTS gồm những gì?

Hiển nhiên rằng, rất ít người tham dự kì thi IELTS “cho vui”. Mọi người lấy chứng chỉ IELTS vì một mục đích nhất định như du học, định cư, đi làm, xuất khẩu lao động trình độ cao,… Với lệ phí thi rơi vào khoảng $200, đây thực sự là cuộc thi dành cho tất cả mọi người. Vậy tại sao chi phí cho một kì thi IELTS lại mắc như vậy?

Lệ phí cho hai dạng bài thi Academic và General Training là như nhau, tuy nhiên, mức phí chung sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia mà chọn để tham gia dự thi, ví dụ như:

  • Mỹ $210
  • Trung Quốc $300
  • Singapore $250
  • Úc $250
  • Nam Phi $230
  • Việt Nam $200

Lệ phí IELTS cho các bài kiểm tra học tập và đào tạo chung là như nhau. Lệ phí khác nhau tùy thuộc vào quốc gia bạn sẽ tham gia thử nghiệm nhưng không bao giờ rẻ. Nếu bạn nghĩ về nó, đó là một công việc khá lớn để chạy một bài kiểm tra như IELTS.

Dưới đây là những yếu tố bao gồm trong lệ phí thi IELTS – điều khiến số tiền chi trả cho một lần thi rơi vào mức khá lớn này:

Thiết kế bài thi

Một nhóm các học giả và chuyên gia nghiên cứu đã phải tham gia xây dựng cấu trúc bài thi, đưa ra cơ chế tính điểm và thí điểm để đảm bảo tính nhất quán trên nhiều cấp độ. Bài thi vừa phải phù hợp với năng lực chung của người tham gia, vừa phải đủ mức độ để phân cấp họ dựa trên kỹ năng và kiến thức mà họ có được.

Điều này chắc chắn đòi hỏi một khoản đầu tư trả trước rất lớn. Và dù phần chi phí này hẳn đã được hoàn lại, thì lệ phí thi cũng không giảm.

Lệ phí IELTS gồm những gì?

Cập nhật bài thi

Để ngăn chặn gian lận, bài thi IELTS phải luôn được cập nhật để không trùng với đề của những người đã thi trước.

Lệ phí thi IELTS bao gồm việc viết và hiệu chuẩn các bài thi mới này.

Tuy vậy, ở Việt Nam, bạn vẫn có thể bắt gặp nhan nhản các “bộ dự đoán đề quý XX/20XX”. Đây thực ra là phần tổng hợp những câu hỏi đã được sử dụng ở quý trước năm ngoái và được thêm thắt những câu hỏi “dự đoán” từ những thầy cô luyện thi IELTS.

Khoan hãy nói đến tính đúng sai hay cơ may trúng đề, bạn trước tiên nên xem xét lí do mình tham gia kì thi này dù rằng lệ phí khá “khó nhằn”. Hãy nghĩ về IELTS như một khung bài kiểm tra trình độ hơn là một danh sách các câu hỏi mà bạn phải học thuộc lòng để trả bài. Từ đó, học IELTS cho đúng với mục đích ban đầu và lựa chọn của mình để không phải trả thêm tiền cho lần thi thứ hai nhé!

Quảng cáo cho kì thi

Chỉ trong hơn 20 năm, tính từ năm 1995, số người tham dự kì thi IELTS đã tăng từ 43,000 người lên hơn 2,000,000 người.  Sự phát triển này chắc chắn đã “ngốn” rất nhiều tiền cho khoản quảng cáo và tiếp thị.

Càng nhiều trường đại học, quốc gia, doanh nghiệp quốc tế,… yêu cầu bằng IELTS như một yêu cầu bắt buộc thì càng nhiều người phải tham dự kì thi này. Tổ chức thi IELTS đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của để bài kiểm tra của mình được tiêu chuẩn hóa, là thước đo cho trình độ Anh ngữ của một người.

Theo trang web IELTS, hiện nay đã có hơn 9000 tổ chức trên thế giới chấp nhận chứng chỉ IELTS như văn bằng bắt buộc phải có khi tham gia học tập, làm việc hay nhập cư.

Chấm điểm bài thi

Bài thi IELTS gồm 4 phần: nghe, đọc, nói và viết. Phần nói và viết được chấm thủ công hoàn toàn. Vì vậy, lệ phí thi IELTS của bạn phải bao gồm khoản thanh toán cho người sửa lỗi, thường là giáo viên tiếng Anh. Những người này đã được đào tạo đặc biệt và am hiểu cơ chế chấm điểm để tạo sự nhất quán cho cả kì thi.

Lệ phí IELTS gồm những gì?

Quản lí các trung tâm khảo thí

IELTS được đồng quản lí bởi British Council, Cambridge English Language Assessment và IDP Education. Đa phần các thí sinh đều tham gia kì thi tại Hội đồng Anh (BC) nên họ sẽ giữ một phần chi phí cho bài kiểm tra được thực hiện tại các trung tâm của mình.

Hội đồng Anh (BC) là một tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh và nguồn doanh thu khổng lồ từ IELTS gần như chắc chắn là một phần lí do khiến tổ chức này trở nên giàu mạnh và có tiếng trong lĩnh vực giáo dục như vậy.

Sự độc quyền

Rõ ràng, không có quá nhiều bài thi tiếng Anh được chuẩn hóa và được công nhận hiện nay. Nếu bạn muốn chứng minh khả năng tiếng Anh của mình để xin thị thực vào Vương quốc Anh, Úc hay New Zealand, bạn bắt buộc phải thi IELTS.

Tương tự, có khá nhiều trường đại học có thể chấp nhận các chứng chỉ tiếng Anh tương đương như TOEIC, TOEFL,… nhưng cũng có trường chỉ chấp nhận IELTS khi bạn xin nhập học hay tốt nghiệp. Và khi bạn ở một vị thế gần như là không có đối thủ, bạn có quyền “nâng giá” bản thân mình.

Hãy chuẩn bị thật tốt trước khi quyết định đăng kí thi IELTS vì chắc chắn bạn sẽ không muốn tốn quá nhiều tiền cho việc ôn luyện và thi cử chỉ để lấy một chiếc bằng có giá trị trong 2 năm đâu.