Cách tối ưu và tăng tốc website wordpress

0
2828
Cách tối ưu và tăng tốc website wordpress

Bạn đang có một website WordPress và cảm thấy nó hoạt động chưa thực sự nhanh? Bạn đang muốn cải thiện tốc độ website của mình? Đó là câu hỏi mà không phải chỉ mình bạn gặp phải mà là mối quan tâm của hầu hết các webmaster. Chúng ta đều biết WordPress là một nền tảng tuyệt vời nhưng nhược điểm của nó là hoạt động khá chậm, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút lượt truy cập vào website của bạn.

Thường thì rất khó để có thể thu hút sự chú ý của người xem nội dung nếu website của bạn cứ tải liên tục và hầu hết họ sẽ rời đi khi chưa hiển thị nội dung – đồng nghĩa với việc có thể bị giảm số lượng truy cập trên website, giảm sự hài lòng của khách và có thể giảm thu nhập kiếm được. Bên cạnh đó hiện nay google đã có bảng xếp hạng về tốc độ website cực kỳ không tốt cho SEO, nếu tốc độ website của bạn chậm thì việc xếp hạng thấp trong bộ máy tìm kiếm là điều dễ hiểu.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp giúp tối ưu và tăng tốc website WordPress nhưng trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến những biện pháp đáng chú ý nhất, đảm bảo bạn sẽ thấy sự rõ rệt về tốc độ của website sau khi sử dụng những biện pháp này.

1/ Lựa chọn nhà cung cấp hosting có chất lượng tốt

Một nhà cung cấp hosting chất lượng luôn là lựa chọn hàng đầu giúp cho website của bạn có tốc độ nhanh hơn. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp hosting cho phép bạn đặt website mình lên đó từ miễn phí tới có phí. Tuy nhiên bạn phải chú ý đến các yếu tố như hosting đó được đặt ở đâu? Thông số của gói hosting như thế nào? Giá cả ra sao?. Một vài dịch vụ lưu trữ nổi tiếng trên thế giới như Godaddy, A2hosting, WPEngine,…đang được rất nhiều người sử dụng mà bạn có thể cân nhắc vào lựa chọn của mình.

2/ Hạn chế cài đặt những plugin thừa

Trong quá trình demo website chắc hẳn bạn phải tìm hiểu rất nhiều kiến thức và nhiều ý tưởng khác nhau, mỗi lần có thắc mắc bạn thường vào các trang hướng dẫn cài plugin này plugin kia đến khi hoàn thành việc thiết kế thì bạn mới nhận ra rằng nhiều plugin bạn đã cài đặt lại không có vai trò gì, Đây là trường hợp mà hầu như khi xây website ai cũng có. Vì vậy sau khi cho website hoạt động bạn nên xóa những plugin không có chức năng để có tốc độ tốt hơn.

Để xóa 1 plugin bạn làm các bước như sau:

B1: Xóa plugin trong trang admin

Bạn vào trang quản trị website của mình chọn mục Gói mở rộng(Plugins). Mục này sẽ hiển thị các plugin mà bạn đã cài, bạn chỉ cần chọn đến plugin nào không cần thiết và chọn chức năng xóa. Trong trường hợp muốn xóa plugin đã kích hoạt thì bạn hãy chọn chức năng ngừng kích hoạt rồi sau đó xóa nó đi.

 

B2: Xóa những thưc mục được tạo ra sau khi cài đặt plugin

Có những plugin khi cài đặt sẽ tự tạo ra những thư mục mới vì vậy bạn cần tìm đến chúng và xóa đi. Truy cập vào phần wp-content->plugins tìm đến thưc mục mà plugin bạn muốn loại bỏ đã tạo ra và xóa đi.

Lựa chon plugin muốn loại bỏ

 

Xóa thư mục được tạo ra của một plugin thừa

Ngoài ra khi cài plugin cơ sỡ dữ liệu sẽ tự động tạo thêm các bảng dữ liệu phù hợp với plugin đó nên bạn cũng cần phải xóa những bảng dữ liệu không cần thiết đó đi, về phần này tôi sẽ hướng dẫn bạn trong biện pháp tiếp theo.

3/ Thường xuyên dọn dẹp rác trong database

Như trong phần 2 đã nhắc tới cài đặt những plugin không cần thiết có thể làm tăng rất nhiều dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu vốn đã tràn ngập thông tin, bên cạnh đó sau một thời gian sử dụng nhiều thông tin sẽ không còn dùng đến nữa vì vậy bạn nên kiểm tra cơ sỡ dữ liệu định kỳ để  kiểm soát tốc độ website ổn định

Để dọn dẹp cơ sở dữ liệu bạn có thể làm thủ công bằng cách truy cập vào Cpanel -> phpmyadmin rồi tìm đến cơ sở dữ liệu của website và xóa các bảng dữ liệu thừa đi nhưng cách làm này khá mất thời gian và đôi khi một sai lầm có thể dẫn đến sai dữ liệu nghiêm trọng vì vậy tôi khuyên các bạn nên sử dụng một plugin để làm viêc này. 2 plugin khá thông dụng cho việc tối ưu hóa cơ sỡ dữ liệu là  WP-SweepWP-Optimize.

4/ Xử lý dung lượng hình ảnh, nhạc và video

Hình ảnh và video có khả năng thu hút sự tập trung cao hơn là một page toàn chữ, đặc biệt là những hình ảnh sinh động nhưng cần chú ý đến việc dung lượng hình ảnh có thể ảnh hưởng đến tốc độc của website, thường thì bạn nên chỉnh sửa hình ảnh trên một công cụ nào đó để giảm thiểu tối đa dung lượng, 2 định dạng ảnh có dung lượng thấp và thường được sử dụng nhất  là .PNG và .JEPG. Ngoài ra plugin WP Smush cũng là lựa chọn hàng đầu cho việc nén hình ảnh nhanh nhất, hiệu quả và hoạt động tốt nhất cho WordPress.

Về phía nhạc và video, không nên upload trực tiếp lên hosting sẽ làm cho hosting sẽ mất rất nhiều dung lượng chưa kể đến việc gặp lỗi trong quá trình upload. Đừng tự làm khó mình như vậy vì các trang lưu trữ video hay nhạc như youtube, mp3,… đều cho phép bạn nhúng đoạn code vào webstie của mình.

5/ Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN)

Như đã đề cập ở trên về vấn đề chọn vị trí đặt hosting có thể ảnh hưởng đến tốc độ website. VD như bạn đặt hosting tại mỹ thì một lượt truy cập tại mỹ vào website của bạn chắc chắn sẽ nhanh hơn mộ lượt truy cập ở Việt Nạm, điều này có thể khắc phục khi bạn lựa chọn dịch vụ CDN.

CDN được hiểu là một mạng liên kết các máy chủ trên toàn thế giới, khi bạn tham gia vào CDN tất cả các máy chủ đều sẽ lưu trữ một số file cơ bản tạo nên website của bạn vì vậy khi một lượt truy cập từ bất cứ đâu trên thế giới vào website của bạn máy chủ gần đó nhất đã có sẵn những file cơ bản để phục vụ vì vậy máy chủ lưu trữ website của bạn sẽ làm ít công việc hơn do đó tốc độ của website sẽ nhanh hơn. Dịch vụ cung  cấp CDN tốt nhất hiện nay là CDMAX tuy nhiên bạn phải trả phí để sử dụng dịch vụ này.

6/ Sử dụng bộ nhớ đệm tạo bản sao(cache)

Khi một lượt truy cập, bạn không thể cứ để cho website tải hết tất cả các trang rồi lượt truy cập sau cũng vậy, điều này làm cho website vận hành một quá trình giống nhau nhiều lần. Thay vào đó bằng cách sử dụng bộ nhớ đệm(cache) để tạo ra một bản sao trong lần truy cập đầu tiên các thông tin từ cơ sở dữ liệu và các file php sẽ được tổng hợp tạo thành một file dưới dạng html để phục vụ cho việc tải trang những lần sau đó. Có rất nhiều plugin tạo cache nhưng hiệu quả và được nhiều người sử dụng nhất là  WP Super Cache. Một điều đảm bảo rằng sau khi tạo ra một bộ nhớ đệm tốc độ website của bạn có thể tằng từ 2 đến 5 lần so với ban đầu.

7/ Vô hiệu hoá Hotlinking và Leaching của nội dung của bạn

Biện pháp cuối cùng trong bài này mà tôi muốn đề cập đến các bạn là việc tránh bị mất băng thông từ hosting của mình cho bất cứ website nào khác. Vì khi bài viết trên website của bạn bị đánh cắp và thay vì họ không upload hình ảnh trên hosting mà lại sử dụng đường dẫn hình ảnh của bạn lên máy chủ  của riêng họ,vô tình làm cho bạn bị mất một lượng dung lượng mà bạn không hề biết. Để khắc phục bạn cần thêm đoạn code sau vào file .htaccess

#disable hotlinking of images with forbidden or custom image option
RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?website_cua_ban [NC]
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www\.)?google.com [NC]
RewriteRule \.(jpg|jpeg|png|gif)$ – [NC,F,L]

Lời kết:

Trên đây là những biện pháp giúp tăng tốc độ website của bạn một cách đáng kể, nếu làm tốt các bước trên bạn có thể tăng tốc độ website của mình lên từ 8->10 lần hoặc hơn thế nữa. Hy vọng các bạn áp thể áp dụng nhửng kiến thức trong bài viết này để có thể cải thiện tốc độ website, chúc các bạn thành công!

SHARE
Bài viết trướcThẻ ALT Là Gì Trong SEO
Bài viết tiếp theoTỪ VỰNG MINNA NO NIHONGO BÀI 37
Tôi là thế hệ 8x, thích nghe nhạc 8x, thỉnh thoảng vẫn còn chơi những game 8x - 9x đời đầu để hoài niệm, từng dạy tiếng Anh hiện tại đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm.