Tên miền là gì? Toàn bộ khái niệm về domain cho người mới bắt đầu

0
2341
khai niem ve domain cho nguoi moi

 

Tên miền là tên của một website hoạt động trên internet, đóng một vai trò là địa chỉ vật lý. Đại loại nó giống cái địa chỉ nhà để bạn có thể tìm đường mà tới vậy, thì trình duyệt cũng cần tên miền để tìm tới website của bạn. Ví dụ cụ thể như leanhtien.net chính là một tên miền

Hoạt động đăng ký tên miền được giám sát bởi tổ chức được gọi là ICANN. Tổ chức này quản lý việc tên miền nào có thể đăng ký cũng như chứa trung tâm cơ sở dữ liệu tên miền trỏ tới đâu.

Tiếp đó, một web trên Internet cần 2 thành phần bao gồm web server và tên miền để có thể hoạt động.

  • Web server là một máy tính chứa file và database cấu thành nên website của bạn.
  • Tên miền là tên mà khi một người có nhu cầu tìm đọc thì họ sẽ gõ lên trình duyệt. Còn nếu không có tên miền thì bạn biết chuyện gì xảy ra không? đó là bạn cần phải nhớ chính xác từng con số của IP mỗi khi truy cập.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ ràng cho bạn về các khái niệm về tên miền. Cùng tìm hiểu thêm nhé!

Tên miền hoạt động ra sao?

Như đã nói, tên miền (domain name) như một địa chỉ nhà vì đó là cách để mọi người tìm thấy bạn trên internet. Còn thanh trình duyệt đó là nơi dùng để nhập tên miền để tìm kiếm một trang web. Nếu một tên miền giống như địa chỉ thì máy chủ cũng giống như cuốn một khu dân cư. Khi bạn tạo trang web, bạn đặt tên miền rồi trỏ đến máy chủ để đến khi mọi người muốn truy cập trang của bạn thì chỉ cần nhập tên miền và thông tin sẽ được xuất ra một cách nhanh chóng.

cach ten mien hoat dong

Nếu bạn để ý sẽ thấy có rất nhiều nhà cung cấp hosting cung cấp các gói hosting kèm theo là cả tên miền. Họ cung cấp đến tận răng lun vì quả thực trỏ tên miền về host có mất chút thời gian.

Các loại tên miền

Domain name có nhiều loại, hưng tất cả đều có điểm chung là đều được chia làm hai phần gồm tên (ví dụ: “leanhtien”) và phần mở rộng cấp cao nhất (như “.com”, “.net”, “.org”). Phần mở rộng tên miền cấp cao rất đa dạng từ mã quốc gia như “.vn”, “.uk” cho tới các tổ chức như giáo dục “.edu”, chính phủ “.gov”…

Ngoài ra, với hơm trăm triệu tên miền đã được đăng ký. Tổ chức ICANN – tổ chức quản lý tên miền đã nhận ra sự cần thiết của nhiều loại tên miền mới. Vậy nên họ công bố hành loạt những tên miền cấp cao mới như “.guru”, “.bike”, “.clothing”

TLD – Bạn hiểu gì về top level domain?

TLD là viết tắt của cụm từ “top level domain” là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name. Ví dụ như “.com”, “.net”, “.org” . Như đã nói ở trên tên miền được tạo thành từ tên  (tức leanhtien) và TLD (tức.net) sẽ ra một tên miền hoàn chỉnh là leanhtien.net. Hiện nay đuôi “.com” vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết mọi website.

TLDs cũng có thể được chia thành hai loại khác nhau gồm: các tên miền cao nhất của quốc gia và các tên miền cấp cao chung ta thường thấy.

CCTLD – Country code top level domain có ý nghĩa như thế nào?

Đây là một loại tên miền cao nhất của quốc gia. CCTLD là viết tắt của cụm từ country code top level domain. Là một loại TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể , nó cho người dùng biết được cụ thể và chính xác trang web truy cập từ một quốc gia cụ thể. Lấy ví dụ dễ hiểu thì khi truy cập từ Việt Nam thì là Google.com.vn, truy cập từ vương quốc Anh thì là Google.co.uk

gTLDs –  Generic top-level domain có ý nghĩ thế nào?

Tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top level domain) có thể nói là loại domain name phổ biến nhất hiện nay. Bởi nó chứa các tên miền “.com” nhiều hơn cả ở ccTLDs cộng lại.

Mặc dù các tên miền trên được sử dụng nhiều, thế nhưng tên miền cũng gồm rất nhiều biến thể khác.

Tên miền thứ cấp

Có thể bạn đã thấy loại tên miền này từ trước. Vâng! tôi đang nói tới những tên miền ngay bên dưới top-level domain name. Để dễ hiểu thì tôi xin đưa ra một ví dụ như sau: các trường đại học thường có tên miền “.edu.vn”. Đây là một ví dụ điển hình của một tên miền cấp 2. Một ví dụ khác như: “.gov.vn”

Subdomains

Các webmaster sau khi mua tên miền rồi thì có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau để tách bạch các dịch vụ của web ra. Webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó sẽ có thể hoạt động bình thường như một top level domain.

Cách thức đăng ký tên miền

dang ky ten mien

Đăng ký một tên miền vô cùng đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh có quá nhiều nhà cung cấp tên miền như hiện nay. Hơn nữa, cũng chẳng có yêu cầu đặc biệt gì. Chính xác thì bạn mất không quá 5’ để có thể sở hữu một tên miền cho mình. Bạn chỉ cần truy cập vào 1 trang bán tên miền bất kỳ, chọn một tên miền mà mình mong muốn và thanh toán, thế là xong.

Làm thế nào để có thể chuyển đổi domain

Tên miền có thể được chuyển đổi giữa các nhà đăng ký và bao gồm một vài điều kiện kém theo như:

  • Tên miền đã được đăng ký hoặc chuển đổi 60 ngày
  • Tên miền không trong tình trạng Redemption hoặc Pending Delete
  • Thông tin chủ sở hữu phải hợp lệ

Khi nào thì mới mua lại được tên miền hết hạn?

Thông thường thì ai cũng có thể mua được tên miền hết hạn trong khoảng 75 ngày

Con số này có thể xê xích một chút tùy thuộc vào TLD khác nhau. Bạn cũng có thể liên hệ với nhà đăng ký tên miền để hỏi chính xác ngày mua lại.

Kiểm tra thông tin whois nếu tên miền có tình trạng là pending delete thì trong vòng 5 ngày bạn có thể mua lại.

SHARE
Bài viết trướcNgữ pháp Minna No Nihongo bài 6
Bài viết tiếp theoNgữ pháp Minna No Nihongo bài 21
Tôi là thế hệ 8x, thích nghe nhạc 8x, thỉnh thoảng vẫn còn chơi những game 8x - 9x đời đầu để hoài niệm, từng dạy tiếng Anh hiện tại đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm.