Ngữ pháp Minna No Nihongo bài 49

0
4497
NGU-PHAP-MINNA-NO-NIHONGO-BAI-49

Đến với bài ngữ pháp Minna no Nihongo bài 49 hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kính ngữ. Cụ thể, ta sẽ xem xem kính ngữ là gì, có bao nhiêu loại và sử dụng trong trường hợp nào. Đây là một điểm ngữ pháp khá là khó khăn nên các bạn hãy tập trung nhé!

1. Kính ngữ

Là cách thể hiện sự tôn trọng của ngưới với người nghe hay người được nói tới
Việc dùng kính ngữ phụ thuộc vào 3 yếu tố :

  • Nếu người nói có đại vị hay tuổi tác thấp hơn người nghe thì phải dùng kính ngữ để biểu thị sự kính trọng với người nghe
  • Nếu người nói không thân lắm với người nghe như mới lần đầu gặp thì người nói dùng kính ngữ để thể hiện sự kính trọng với người nghe
  • Quan hệ bên trong và bên ngoài. Quan hệ bên trong chỉ những người thuộc một nhóm nào đó(gia đình, công ty,…), quan hệ bên ngoài là những người không ở trong các nhóm đó. Khi người nói nói với người ngoài về một người cùng trong nhóm với mình, thì lúc đó người được nói tới lại có vị trí tương đương với người nói dù trong nhóm lại có vị trí cao hơn đi chăng nữa

2. Các loại kính ngữ

Có 3 loại kính ngữ :

  • そんけいご : tôn kính ngữ
  • けんじょうご : khiêm nhường ngữ
  • ていねいご : thể lịch sự

3. Tôn kính ngữ (そんけいご)

Cách nói dùng để thể hiện sự kính trọng của người nói với người nghe hoặc người được nói tới. Cách nói này được dùng khi nói về đồ vật hay sự kiện liên quan đến người nghe
A. Động từ

  • Cách chia động từ
    Động từ nhóm 1 :
    Chuyển dãy âm cuối [い] sang dãy âm [あ] thêm [れる]
Động từ nguyên dạng Tôn kính ngữ
かれる
かれる
およ およがれる
まれる
あそ あそばれる
またれる
られる
われる
はな はなされる

Động từ nhóm 2
Thêm [られる] vào sau động từ
Ví dụ :
たべる ーーー> たべられる
みる ーーー> みられる
しかる ーーー> しかられる
Động từ nhóm 3
きる  ーーー> きられる
する  ーーー> される

  • お động từ thể ます に なります
    Cách nói này ở mức độ tôn kính cao hơn ở trên. Đối với các động từ thể ます có 1 âm tiết hay thuộc nhóm 3 thì không dùng cách này
    Ví dụ :
    しゃちょうは もうおかえりに なりました
    Giám đốc đã về rồi
  • Những tôn kính ngữ đặc biệt
Động từ  Tôn kính ngữ đặc biệt
いきます いらっしゃいます
きます いらっしゃいます
たべます めしあがります
のみます めしあがります
いいます おっしゃいます
しっています ごぞんじです
みます なさいます
くれます くださいます

 

  • Động từ thể ます + ください
    Cách dùng : Khi nhờ ai đó làm một việc gì đó, chúng ta dùng cách nói này để thể hiện sự kính trọng
    Ví dụ :
    あちらからおはいりください
    Xin mời anh chị đi vào từ phía kia
    Chú ý : Không dùng cách nói này với những động từ tôn kính ngữ đặc biệt. Tuy nhiên đối với, đối với [めしあがります] thì chúng ta có thể nói [おめしあがりください](xin mời anh chị dùng) và [ごらんになります] thì là [ごらんください](Xin mời anh/ chị xem)

B. Danh từ

  • Khi chúng ta thêm [お] dùng với từ thuần Nhật hoặc [ご] dùng với từ có nguồn gốc tiếng Trung Quốc trước trước một bộ phận danh từ, tính từ và phó từ thì các bộ phận ấy trở thành kính ngữ
  • Ví dụ : [お]
    Danh từ : おくに, おなまえ, おしごと
    Tính từ な : おげんき, おじょうず, おひま
    Tính từ い : おいそがしい, おわかい
  • Ví dụ : [ご]
    Danh từ : ごかぞく, ごいけん, ごりょこう
    Tính từ đuôi な : ごねっしん、ごしんせつ
    Tính từ đuôi い : ごじゆうに

4. Kinh ngữ và kiểu của câu văn

Kinh ngữ không chỉ có thể lịch sự mà còn có thể thông thường. Khi chúng ta để thể thông thường ở cuối câu thì câu văn sẽ thành thể thông thường. Câu văn như thế này thường xuất hiện khi người nói nói với bạn thân của mình về một ai đó mà mình muốn dùng cách nói tôn kính để biểu thị sư kính trọng
Ví dụ :
ぶちょうはなんじにいらっしゃる?
Mấy giờ trưởng phòng sẽ đến

5. Tính nhất quán của việc dùng kính ngữ trong câu văm

Khi dùng kính ngữ ta không nên chỉ dùng cho một bộ phận từ của câu mà nên dùng với các từ khác để đảm bảo tính nhất quán của việc dùng kính ngữ
Ví dụ :
ぶちょうのおくさまもごいっしゃにゴルフにいかれます
Vợ của trường phòng cũng đi chơi golf cùng

6. ~まして

Khi muốn nói một cách lịch sự thì động từ thể て còn được biến đổi thành động từ thể まして. Trong câu để đảm bảo tính nhất quán thì động từ [~まして] thường được dùng
Ví dụ :
ハンスがゆうべねつだしまして、けさもまださがらないんです
Tối qua Hans bị sốt, sáng nay nhiệt độ vẫn chưa hạ

Các bạn hãy nhớ học bài 49 này nhé, bởi trong bài 50 tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục học về 2 loại còn lại của tôn kính ngữ
Nguồn : https://jes.edu.vn/ngu-phap-minna-no-nihongo-bai-49