HTML là gì? Vai trò của HTML quan trọng như thế nào với website?

0
2611

HTML thật ra là gì? Nó được sáng tạo từ ai và có vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu đáp án cho những câu hỏi trên thông qua bài viết sau đây nhé!

Khái niệm về HTML

Đây là một khái niệm mà bất kể cuốn sách về lập trình từ cơ bản tới nâng cao nào cũng đều nhắc tới. HTML là gì chắc hẳn không còn quá xa lạ với những người làm trong lĩnh vực thiết kế web chuyên nghiệp. Tuy nhiên với nhiều người thì đây lại là một khái niệm còn quá nhiều mơ hồ. Nhưng nhìn chung bạn có thể tìm hiểu về HTML thông qua các ý chính như sau:

  • HTML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh HyperText Markup Language dịch theo tiếng Việt thì có nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản.
  • HTML được sinh ra để tạo nên các trang web với các mẫu thông tin được trình bày trên World Wide Web
  • HTML có thể được viết bởi các phần mềm, các trình soạn thảo văn bản thông thường như notepad, wordpad, notepad++,…Hoặc các trình soạn thảo văn bản như visual studio, dev c…
  • Một file HTML sẽ có 2 định dạng mở rộng đó chính là .html và .htm

 

Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML

HTML được ra đời năm 1990, người sáng tạo ra loại ngôn ngữ này chính là Tim Berners – Lee, cũng là cha đẻ của World Wide Web và là chủ tịch tại W3C – tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn trên môi trường mạng internet.

Một tài liệu HTML được cấu tạo bởi các cặp thẻ với các chức năng khác nhau (ví dụ <html>, <strong>, <body>…), các cặp thẻ này sẽ được bao bọc bởi các dấu ngoặc nhọn (ví dụ <head>) và thường được khai báo thành một cặp thẻ gồm thẻ mở và thẻ đóng. Hầu hết tất cả các nội dung sẽ được khai báo bên trong các cặp thẻ  (ví dụ như <title>HTML là gì?</title>). Tuy nhiên trong một vài trường hợp thì dữ liệu được khai bao sẽ nằm trong các thuộc tính.

Tới thời điểm hiện tại, ngôn ngữ HTML ngày càng được hoàn thiện hơn qua nhiều phiên bản nâng cấp như HTML 4.0, HTML 4.01 và tới thời điểm hiện tại thì đã lên HTML5 và XHTML. Bên cạnh đó, cùng với CSS và javascript. HTML đã tạo nên một bộ khung hoàn thiện cho World Wide Web.

Một tài liệu HTML đơn giản thường sẽ có cấu trúc như sau:

<!DOCTYPE  html>

<html>

<head>

<tittle>HTML là gì</tittle>

</head>

<body>

<p>HTML là gì? Nó có vai trò như thế nào trong thiết kế? Đây là hai trong số những câu hỏi mà bất kỳ ai khi bắt đầu tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình và thiết kế web đều sẽ phải gặp.</p>

</body>

</html>

 

Cách thức hoạt động của ngôn ngữ HTML là như thế nào?

Một tài liệu HTML sau khi đã được hoàn thiện và lưu dưới dạng đuôi .htm và .html thì sẽ được trình duyệt web đảm nhận và xử lý. Trình duyệt web sẽ đọc nội dung từ các thẻ bên trong và chuyển chúng sang dạng văn bản đọc hiểu và xuất ra kết quả trên cửa sổ trình duyệt.

Ví dụ với một đoạn mã HTML như trên ta có thể thu được kết quả là đoạn văn bản xuất ra như sau:

HTML là gì? Nó có vai trò như thế nào trong thiết kế? Đây là hai trong số những câu hỏi mà bất kỳ ai khi bắt đầu tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình và thiết kế web đều sẽ phải gặp.

 

Những trình soạn thảo cho phép tạo tập tin HTML

Như đã nói ở đầu bài, có khá nhiều trình soạn thảo cho phép người dùng tạo ra các file với định dạng HTML. Tuy nhiên, không phải tất cả các trình soạn thảo đều cho phép bạn. Tùy theo hệ điều hành đang sử dụng mà bạn có thể dùng một trình soạn thảo khác nhau. Dưới đây là các trình soạn thảo HTML phổ biến mà bạn có thể sử dụng.

Notepad++

Notepad++ là trình biên tập mã nguồn tự do của window. Trình biên tập này hỗ trợ điểm sãng , tô màu các cấu trúc ngữ pháp của 48 ngôn ngữ lập trình, kịch bản và ngôn ngữ đánh dấu. Trong đó chắc chắn có các ngôn ngữ phổ biến như HTML, CSS, Javascript,…

TextEdit

TextEdit là một trình soạn thảo văn bản và mã nguồn mở đơn giản, được sử dụng phổ biến trên các máy tính hệ điều hành MacOS và các máy tình sử dụng hệ điều hành như Linux

 

Vai trò của HTML trong thiết kế và lập trình web

Như đã nhắc ở phần 1, được sinh ra để tạo nên các trang web với các mẫu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Thế nhưng, bạn đừng nghĩ rằng chỉ biết mỗi HTML là có thể thiết kế web mà nó chỉ đóng một vai trò trong cả quá trình thiết kế và lập trình mà thôi. Cụ thể để có thể hoàn thành cả một website bạn cần có:

  • HTML: Xây dựng cấu trúc cơ bản cho website và định dạng các siêu văn bản
  • CSS: Biến đổi các định dạng HTML từ thô thành một website có màu sắc, ảnh nền và tinh tế, hấp dẫn hơn
  • Javascript: Tạo ra các sự kiện tương tác với hành vi của người dùng (Ví dụ tạo ra các hiệu ứng khi Click, di chuột,…)
  • Các ngôn ngữ lập trình như PHP, ASP.NET, Python,…
  • Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL,…