Gạo nếp Thái là gì?

0
5652
phân biệt gạo nếp thái

Gạo là loại lương thực chính yếu trong cuộc sống của con người, đặc biệt là tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Để phục vụ cho các khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng, ngày càng có nhiều loại gạo được nghiên cứu lai giống, sản xuất và bày bán trên thị trường. Trong số đó, gạo nếp Thái là một sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng và chọn mua. Nếu bạn cũng yêu thích loại gạo này, việc học biết cách phân biệt chúng là điều mà bạn nên tìm hiểu.

TÌM HIỂU VỀ GẠO NẾP THÁI

Nhận biết gạo nếp Thái

Gạo nếp Thái được trồng từ giống gạo đặc biệt của Thái Lan. Hạt gạo trắng đục, hạt dài, mẩy và hương thơm rất đặc biệt. Sau khi nấu chín, gạo cho ra xôi dẻo, hạt xôi căng bóng và có hương thơm dịu nhẹ của gạo nếp.

gạo nếp thái có những đặc tính nào?

Quy trình sản xuất gạo nếp Thái

Gạo nếp Thái được chế biến theo một quy trình sản xuất nghiêm ngặt và quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, sơ chế nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Các dòng sản phẩm gạo nếp Thái được cam đoan là sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo không có dư lượng các hóa chất độc hại, chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu khoáng chất.

Các bảo quản gạo nếp Thái

Sản phẩm gạo nếp Thái được đóng gói dày dặn, kín hơi, đảm bảo không để côn trùng và các tác động ngoại cảnh khác làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.

Trong quá trình sử dụng, để đảm bảo chất lượng gạo tốt, mọi người nên bảo quản gạo ở những nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

CÁCH PHÂN BIỆT GẠO NẾP VÀ GẠO TẺ

Gạo nếp và gạo tẻ là hai loại gạo phổ biến nhất trong số những sản phẩm gạo trên thị trường. Nếu gạo tẻ thường được sử dụng nấu cơm trong các bữa ăn chính thì các loại gạo nếp như gạo nếp Thái lại dùng để nấu các món ăn truyền thống hơn. Để phân biệt hai loại gạo này dễ dàng hơn, hãy tham khảo những cách sau đây:

Về hình thái

Gạo nếp có dạng hạt dài, hoặc hạt ngắn tương đối tròn trịa, nhưng cùng màu trắng sữa và đục giống sáp. Trong khi gạo tẻ hạt dài và nhỏ hơn, màu trắng đục hơi trong.

Về kết cấu

Cả gạo nếp và gạo tẻ đều cho cảm giác ngọt khi ăn, nhờ lượng đường có sẵn trong hạt gạo. Nhưng cụ thể thì kết cấu và mùi vị của hai loại này có thể phân biệt như sau:

  • Gạo nếp có độ kết dính cao, nở kém khi nấu, dẻo hơn gạo tẻ. Khi chín các hạt thường kết dính với nhau chứ không tơi xốp, cho cảm giác no lâu hơn khi ăn.
  • Gạo tẻ cho độ nở hạt cao, cần dùng nhiều nước hơn khi nấu, độ dẻo kém hơn gạo nếp nên khi chín ít kết dính, các hạt rời rạc tơi xốp hơn so với gạo nếp và cũng dễ ăn hơn.

gạo nếp Thái là gì?

Về giá trị dinh dưỡng

Thành phần của gạo tẻ chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Tinh bột, protein, vitamin C, B1, B3, Canxi, sắt… Trong 100g gạo tẻ chứa 350 kcal, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Gạo nếp so với gạo tẻ được đánh giá giàu dưỡng chất hơn, đặc biệt với loại gạo nếp cẩm. Chúng bổ sung sắt, chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin E tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Gạo nếp tính nóng, vị ngọt, dễ tiêu hóa, ăn vào ấm búng. Trong 100g gạo nếp chứa 344 kcal.

Sự khác biệt lớn nhất mà người dùng có thể dễ dàng nhận thấy khi ăn gạo nếp và gạo tẻ là gạo nếp cho cảm giác no lâu hơn. Sự khác biệt này là do độ kết dính của hạt gạo. Để nấu được 1 chén cơm nếp thì cần nhiều lượng gạo hơn so với nấu 1 chén cơm gạo tẻ, vì gạo nếp nở kém, độ kết dính lại cao.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao ăn cùng 1 chén cơm nhưng gạo nếp lại cho cảm giác no lâu hơn gạo tẻ.

đặc điểm của gạo nếp Thái

Về ứng dụng trong thực tế

Gạo tẻ chủ yếu được sử dụng để nấu cơm, dùng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, khó bị thay thế. Gạo tẻ dùng để nấu cháo còn có tác dụng giải cảm, dễ tiêu cho người ốm bệnh.

Trong khi gạo nếp có tính ứng dụng đa dạng hơn, dùng để nấu cơm nếp, nấu xôi, làm bánh (bánh trưng, bánh dày, bánh tét…), ủ rượu…

 

Như vậy có thể thấy rằng, với những đặc tính riêng, gạo nếp Thái là sự lựa chọn vô cùng phù hợp trong việc nấu những món ăn truyền thống của Việt Nam. Và trên hết, dù là gạo nếp hay gạo tẻ, thì gạo nói chung vẫn là nguồn lương thực không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực của nhiều nước trong đó có Việt Nam.