Chào mừng các bạn quay trở về với leanhtien.net, trong bài chia sẻ lần này mình sẽ giới thiệu cho các bạn bài viết về điểm khác biệt giữa Java với JavaScript.
Nếu đã quen với Java và biết được điểm khác biệt này thì có thể các bạn sẽ học JavaSript nhanh hơn đấy nhé.
Điểm khác biệt giữa Java và JavaScript
1. Cơ chế
Java chạy bởi cơ chế biên dịch, JavaScript chạy bởi cơ chế thông dịch. Cụ thể để chạy một chương trình Java, ta phải build các file Java thành file class, khi có phương thức thay đổi ta cần build lại file. Còn đối với JS, bạn chỉ cần viết rồi chạy thôi chứ không cần phải build.
2. Thiết kế
Java là OOP (ngôn ngữ hướng đối tượng), mọi thứ đều là đối tượng (object), để sử dụng một variable hoặc method của Java, trước hết phải tạo class, sau đó truy cập variable, method đó thông qua object được tạo từ class đó.
Thế còn đối với JS, chủ yếu là support functional programming language (tạm dịch là ngôn ngữ lập trình chức năng), ta chỉ việc define variable. Method và gọi (Đến phiên bản Java 8 thì nó đã support functional programming)
3. Run và debug
Để execute Java thì ta cần Java complier và IDE như Eclipse, Netbeans, Intelij…Để có thể debug java code. Trong HTML , JS được execute bởi web browser, ta có thể debug JS trực tiếp trên browser bằng cách mở chế độ deverloper tool, xem log JS trên browser ở chế độ console của browser.
4. Variable
Dữ liệu Java là static type, JS là dynamic type. Cụ thể là trong Java để định nghĩa một variable, ta cần phải định nghĩa cụ thể một Variable:
Ví dụ:
- int a = 5;
- boolean a = true;
Đối với JS thì ta có thể dùng kiểu var để định nghĩa chung cho tất cả các kiểu dữ liệu. Khi ta gán giá trị cho variable thì mặc định chương trình sẽ gán kiểu dữ liệu cho variable đó.
Ví dụ:
- Var a = 5; // sử dụng a như int
- Var a = true; //sử dụng a boolean…
5. Method:
Định nghĩa method trong Java: access modifier returntype methodname
Định nghĩa method trong JS: function methodname
6. Object:
Tạo object trong Java ta cần class và contrctor. Tạo object trong Jsta có thể tạo trực tiếp mà không cần định nghĩa cụ thể kiểu dữ liệu cho từng thuộc tính như sau:
Var person = {firstName: “Tien”, lastName:“Le”}
Trong Java ta truy cập property của object thông qua phương thức get (), set ()…Đối với JS thì mặc định các property là public và ta có thể truy cập trực tiếp bằng cú pháp person.firstName hoặc person[ “firstName”]
7. Compare
trong Java ta sử dụng == để so sánh dữ liệu theo value và phương thức equal () để so sánh dữ liệu theo reference. Trong JS, == dùng để so sánh dữ liệu value và data type
Mong rằng bài viết đã mang tới những thông tin bổ ích qua đó giúp bạn hiểu thêm về Java và JS cũng như có thể giúp bạn đẩy nhanh tố c độ trong việc học JS. Hẹn gặp tất cả các bạn trong những bài viết lần sau!