Cách đi dây điện âm tường đẹp, chuẩn, an toàn

0
6582

Nhiều năm về trước, khi kiểu thi công đi dây điện âm tường chưa thật sự phổ biến thì trong các ngôi nhà, dây điện đi lộ ra phía ngoài gây mất mĩ quan, hơn nữa còn ẩn chứa nhiều sự nguy hiểm không dự đoán trước được. Chính vì thế, kỹ thuật đi dây điện âm tường đã được sáng tạo ra để áp dụng vào thực tế xây dựng ngày nay.

Cách đi dây điện âm tường

Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường đẹp, chuẩn, an toàn

Bước 1: Xác định các vị trí đi dây điện âm tường

Bước đầu tiên và đây cũng là bước cơ bản nhất khi bắt tay vào đi dây điện trong tường đó là có bản vẽ thiết kế và xác định được vị trí các thiết bị sử dụng điện trong nhà. Dựa vào bản thiết kế, ta sẽ biết được vị trí nào nên đặt ổ cắm, vị trí nào nên đi dây điện trong tường. Cách xác định chính xác những thiết bị cần thiết sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng lắp đặt, sắp xếp và lắp đặt vị trí nào trước, cái nào sau đồng thời khắc phục được những sự cố không mong muốn.

Cách đi dây điện âm tường

Bước 2: Lên sơ đồ hệ thống đường đi dây điện của bạn

Đường dây điện đi trong tường cũng sẽ có bản thiết kế chi tiết, vì vậy bạn hãy nên làm theo bản thiết kế để đảm bảo được tính chính xác cũng như an toàn khi sử dụng. Bạn cần giữ lại bản vẽ đi dây điện âm tường này để biết vị trí lắp đặt của các thiết bị và xem xét lại khi xảy ra sự cố không mong muốn.

Bước 3: Tiến hành lắp dây điện âm tường chuẩn và an toàn

Đầu tiên bạn tạo rãnh trên tường. Dựa vào bản thiết kế toàn bộ hệ thống điện cần thi công, bạn hãy dùng phấn hoặc bút để đánh dấu trên tường để xác định được đường đi của dây điện. Đây là khâu rất quan trọng giúp cho bạn nhìn rõ đường dây điện đi, cách tạo rãnh trên tường để không gây sự nhầm lẫn cũng như hạn chế ảnh hưởng đến tường của nhà bạn. Tiếp đó bạn dùng đến máy gạch hoặc máy khoan để cắt theo đường vừa vẽ, độ rộng và độ sâu tùy thuộc vào mong muốn của bạn.

Cách đi dây điện âm tường

Tiếp theo tiến hành việc đi đường ống. Bạn nên chọn đường ống với các kích thước phù hợp, chất lượng tốt đảm bảo để sử dụng. Các loại dây điện âm tường bao gồm có dây điện các loại, dây cáp điện thoại, tivi, dây cáp mạng và dây mạng nội bộ… Các ống dây này sẽ được đưa vào rãnh và được cố định bằng dây kẽm. Đường ống này cần phải chịu nhiệt tốt, không bị thấm nước để không làm ảnh hưởng đến dây điện bên trong.

Tiến hành việc luồn dây điện. Sau khi ta hoàn thiện đường ống sẽ tiến hành luồn dây điện. Theo những kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm, bạn nên luồn dây trước khi đi thi công sẽ tránh được những khó khăn khi thực hiện.

Cuối cùng là bước hoàn thành. Đây chính là giai đoạn cuối cùng khi tiến hành thi công lắp đặt dây điện trong tường. Bạn có thể trám lại các đường ống trước đó nhằm đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho tường.

Ưu điểm của đi dây điện âm tường

Tạo tính thẩm mỹ cao

Cách đi dây điện âm tường

Ưu điểm đầu tiên mà bạn dễ dàng nhìn thấy khi đi dây điện âm tường đó là tính thẩm mỹ cao. Bước vào ngôi nhà có đi dây điện âm tường bạn sẽ thấy được sự gọn gàng, ngăn nắp và hiện đại hơn rất nhiều.

Dây điện với những màu khác nhau, chắc chắn sẽ làm ngôi nhà của bạn trông sẽ rất rối mắt. Nếu dây điện lằng nhằng đi bên ngoài, bạn khó có thể sắp xếp cũng như thiết kế nội thất bên trong nhà, làm sao để lựa chọn màu sơn tường cũng như đồ dùng nội thất cho phù hợp.

An toàn và tiện nghi

Điện là một trong những hạng mục được rất nhiều người chủ nhà quan tâm, làm thế nào để an toàn khi sử dụng điện. Vì vậy khi đi dây điện âm tường sẽ giúp cho bạn an tâm hơn khi sử dụng, không lo về việc bị điện giật khi gặp sự cố.

Với đi dây điện âm tường bạn sẽ không còn phải lo lắng khi dây điện bị đứt, bị hở và gây mất an toàn khi sử dụng.

Áp dụng được cho nhiều công trình

Hệ thống dây điện đi ngầm âm tường rất tiện lợi, có thể áp dụng được cho nhiều công trình khác nhau từ nhà ở, chung cư cho tới biệt thự, khách sạn, trụ sở công ty… giúp bạn thiết kế được không gian dễ dàng hơn mà không phải mất nhiều thời gian cũng như công sức thực hiện, tránh được các tác động từ bên ngoài.

Nhược điểm khi đi dây điện âm tường

Chi phí thi công cao hơn

Cách đi dây điện âm tường

Chi phí ở đây chính là bạn phải thuê thiết kế, mua thêm các phụ kiện để tiến hành đi dây điện âm tường của nhà. Bạn cần tìm đến những đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp để được sự tư vấn, thiết kế hệ thống điện một cách hoàn thiện và chi tiết nhất, cùng với đó sẽ là các bước thực hiện như thế nào để thuận tiện khi sử dụng.

Vì vậy chi phí thuê thiết kế cũng tốn đáng kể. Cùng với đó bạn phải mua thêm các đồ dùng, phụ kiện cần thiết để phục vụ cho công việc này. Bạn nên có các phương án cụ thể để xác định chi phí để thực hiện nhé.

Gặp khó khăn khi cần sửa chữa

Cách đi dây điện âm tường

Khó khăn và đây cũng là nhược điểm thứ hai bạn sẽ gặp phải khi đi dây điện âm tường đó là giải quyết những sự cố gặp phải trong quá trình sử dụng. Ví dụ một đoạn dây điện nào đó bên trong tường bị chập, bị đứt bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để sửa vì cần phải đục khoét tường.

Để khắc phục tối đa được những nhược điểm này, các kiến trúc sư khuyên bạn nên sử dụng các loại dây điện tốt, chất lượng và những phụ kiện đi kèm khác nhằm đảm bảo hạn chế hỏng hóc trong quá trình sử dụng, như vậy bạn sẽ không mất thời gian cũng như chi phí của bạn khi sửa chữa.

Những nguyên tắc cần nhớ khi đi dây điện âm tường đẹp

Theo các kiến trúc sư cũng như nhiều người trong ngành, để việc đi dây điện âm tường được chính xác, an toàn và hiệu quả khi sử dụng cũng phải cần có những nguyên tắc riêng.

Đầu tiên bạn cũng nên tìm hiểu xem các loại dây đi âm tường và âm trong sàn gồm những loại dây nào. Thông thường sẽ có nhiều loại dây như sau: Dây điện, Dây cáp mạng ADSL + mạng nội bộ, Dây điện thoại, Dây cáp tivi

Thứ hai là tùy thuộc số lượng đèn và máy móc cũng như thiết bị bạn sẽ sử dụng để tính toán số lượng cũng như đưa ra cách đi dây cho phù hợp và an toàn.

Trục dây chính đi từ đồng hồ lên hết các tầng theo dạng xương sống sẽ có tiết diện dây cáp từ 6mm → 11mm (phụ thuộc vào tổng công suất sử dụng các thiết bị) đến từng tầng và có CB ngắt tầng. Từ CB ngắt tầng chia ra mỗi phòng và mỗi phòng lại có CB ngắt phòng riêng.
Quy cách dây nối từ CB tầng cho đến CB phòng phải là từ cáp 4mm, dây cấp cho bóng đèn là dây 1,5mm , dây cấp cho ổ cắm sẽ là 2.5mm. Ngoài ra phải còn có dây te hay dây mát (dây khử điện rò, chống giật) đi đến từng ổ cắm và nối với cọc đồng được chôn trong đất (cọc te) tiết diện của dây này từ 1.5mm → 4mm.

Thứ ba đó là đường dây điện đi bên trong tường nên được chia thành nhiều nhánh khác nhau để dễ thao tác, ngắt điện cục bộ từng khu vực, như vậy bạn sẽ có thể dễ dàng thay lắp hay sửa chữa khi cần thiết.

Thứ tư đó là nên luồn dây điện vào trong các ống nhựa, các ống này phải đảm bảo được độ cứng, có khả năng chịu được lực và thấm nước tốt, như vậy sẽ không bị dẫn đến tình trạng chập điện hay ảnh hưởng đến chất lượng của dây điện trong quá trình sử dụng dài. Và bạn nên nhớ mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống là dưới 75%.

Cách đi dây điện âm tường

Thứ năm chính là khi bạn đi dây điện trong tường, bạn nên lựa chọn những nơi khô ráo, tránh xa các nguồn nhiệt lớn hơn 70 độ C để đảm bảo được an toàn khi sử dụng.

Thứ sáu là với những không gian như là trần la phông, trần thạch cao, tường gạch ống thì bạn nên chọn ống luồn đàn hồi với hệ thống dẫn điện lắp đặt, như vậy thì sẽ an toàn hơn.

Thứ bảy, bạn nên dùng các màu giống nhau đối với các dây nóng của cùng một đường điện phân phối, khác nhau với hai đường dây điện phân phối (dây nóng của đường phân phối 1 thì có màu đỏ, dây nóng đường phân phối 2 có màu vàng).

Thứ tám, không được để dây điện âm tường ở những vị trí có thể bị đóng đinh hay khoan lỗ, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện của nhà bạn cũng như gây sự nguy hiểm khi sử dụng.

Thứ chín đó là bạn không nên đặt dây điện sâu quá 1/3 độ dày của tường, như vậy bạn sẽ tiện lợi hơn khi cần sửa chữa nếu gặp sự cố. Tuy nhiên nếu đặt nông quá thì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của tường cũng như toàn bộ không gian của ngôi nhà của bạn.

Thứ mười, không sử dụng chung đường điện thoại, đường cáp truyền hình trong thiết kế phòng khách vì đây là hai đường điện riêng, cần thay đổi nhiều cũng như sửa chữa thường xuyên, tốt nhất bạn nên để ngoài tường.